KHI NÀO BẠN CẦN NHỔ RĂNG KHÔN?
Răng Khôn là gì???
Răng khôn (còn gọi là răng số 8, răng hàm lớn thứ ba) là răng mọc cuối cùng của hàm, thông thường mọc ở người trong độ tuổi 17 đến 25.
Hầu hết mỗi người trưởng thành đều có 32 chiếc răng, trong đó là 28 chiếc răng thường và 4 chiếc răng khôn chia đều thành hai cung hàm. Trong nha khoa, để phân biệt các loại răng, các bác sĩ thường chia hàm răng thành 4 phần và gọi tên chiếc răng theo các phần cùng số thứ tự của chiếc răng tại phần cung hàm đó.
– Răng khôn số 38 là chiếc răng khôn nằm tại vị trí hàm dưới bên trái trên cung hàm của bạn.
– Răng khôn số 48 là chiếc răng khôn nằm tại vị trí hàm dưới bên phải trên cung hàm của bạn.
Khi nào cần nhổ răng KHÔN?
Răng khôn là răng mọc ở vị trí cuối cùng của hàm răng và xuất hiện sau khi các răng khác đã mọc hoàn chỉnh. Chính vì xuất hiện khi cấu trúc hàm đã hoàn thiện nên răng khôn thường khôn có đủ không gian nên dễ gây tình trạng mọc lệch, mọc xiên… Nếu bạn thuộc 1 trong những trường hợp dưới đây thì nên nhổ răng khôn càng sớm càng tốt:
– Khi việc mọc răng khôn gây ra các biến chứng như đau, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, u nang, ảnh hưởng đến các răng lân cận.
– Khi răng khôn chưa gây ra biến chứng, nhưng giữa răng khôn và răng bên cạnh có khe giắt thức ăn, tương lai sẽ ảnh hưởng đến răng bên cạnh thì cũng nên thực hiện nhổ răng khôn để ngăn ngừa biến chứng.
– Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu nhưng không có răng đối diện ăn khớp, làm răng khôn trồi dài xuống hàm đối diện. Điều này tạo bậc thang giữa răng khôn và răng bên cạnh, gây nhồi nhét thức ăn, lở loét nướu hàm đối diện.
– Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu, nhưng hình dạng răng khôn bất thường, nhỏ, dị dạng, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, lâu ngày gây sâu răng và viêm nha chu răng bên cạnh.
– Bản thân răng khôn mắc bệnh nha chu hoặc sâu răng lan rộng.
– Khi cần nhổ răng khôn để chỉnh hình, làm răng giả, hoặc răng khôn là nguyên nhân của một số bệnh toàn thân khác cũng nên được nhổ bỏ.
Phương pháp nhổ răng KHÔN tại NKQT Bạch Mai
2 phương pháp chính:
- Nhổ răng thông thường bằng kìm và bẩy
- Nhổ răng bằng máy siêu âm piezotome
Ưu điểm của nhổ răng bằng máy siêu âm
- Sử dụng máy phẫu thuật siêu âm làm giảm lượng sưng nề, khít hàm và cường độ đau sau 24h phẫu thuật.
- Ưu điểm chính của kỹ thuật này là cắt chính xác, có chọn lọc, tránh tổn thương gây ra do nhiệt, rất ít làm tổn thương cấu trúc mô mềm, giảm chảy máu trong quá trình phẫu thuật.
- Quá trình cắt răng và mở xương: Những ca phẫu thuật răng khôn hàm dưới khó, ống răng dưới nằm sát chân răng khôn việc lên kế hoạch phẫu thuật răng khôn và cắt xương bằng máy phẫu thuật siêu âm làm giảm tối đa nguy cơ tổn thương thần kinh và mạch máu.
Bước 1: Bác sĩ khám, tư vấn cho bệnh nhận
Bươc 2: Chụp X-quang, kiểm tra mạch nhiệt độ huyết áp
Bước 3: Dựa trên kết qua X-quang đưa ra kế hoạch cụ thể, tốt nhất cho bệnh nhân
Bước 4: Tiến hành nhổ răng khôn bằng dụng cụ vô khuẩn
Bước 5: Kết thúc, dặn dò bệnh nhận sau nhổ
- Bình luận bằng Facebook
- Bình luận bằng tài khoản google+