MẤT RĂNG - TOP 3 GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TỪ CHUYÊN GIA
Mất răng, ngoài việc ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mất răng còn gây khó khăn trong hoạt động ăn nhai, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe răng miệng, thậm chí là ảnh hưởng đến tinh thần!
Nguyên nhân mất răng
Mất răng là hiện tượng xảy ra ở nhiều người, nhất là với người già. Theo thời gian hàm răng cũng sẽ không còn được chắc khỏe mà sẽ xuất hiện những hiện tượng như lung lay, sâu răng… dẫn đến mất răng. Có nhiều lý do dẫn đến mất răng trong đó có một số nguyên nhân phổ biến sau đây:
Thói quen chăm sóc răng miệng không tốt
Chăm sóc răng miệng không tốt là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng mất răng. Thực tế, vấn đề vệ sinh răng miệng nếu không được thực hiện khoa học, cẩn thận thì việc thức ăn sót lại trong kẽ răng là điều kiện lý tưởng dẫn đến bệnh sâu răng, viêm nha chu…. Tình trạng bệnh lý nếu không được khắc phục sớm sẽ khiến răng suy yếu, lâu dần dẫn đến mất răng.
Tai nạn, va đâp dẫn đến mất răng
Trong cuộc sống thường ngày rất khó tránh được các va chạm bất ngờ trong lúc chơi thể thao, tai nạn khi di chuyển hoặc khi làm việc. Khi có lực tác động, trường hợp nhẹ thì chỉ bị thương, chảy máu, sứt lợi. Nhưng nếu lực quá mạnh đôi khi có thể làm gãy răng, mất răng.
Mất răng có thể do di truyền
Yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân khá phổ biến gây ra bệnh mất răng. Nếu trong một gia đình có người bị mất răng thì thế hệ sau cũng dễ bị thiếu răng.
Tuổi tác ảnh hưởng đến mất răng
Càng về già thì chức năng nhai, cắn, nghiền nhỏ thức ăn của hàm răng sẽ dần bị suy giảm. Nguyên nhân một phần do lớp men răng dần bị bào mòn khi đã hoạt động trong thời gian.
Đồng thời tuổi càng cao, cấu trúc răng sẽ càng bị lão hóa khiến chân răng không còn chắc khỏe như ban đầu từ đó dẫn đến bệnh mất răng.
Mất răng ảnh hưởng như thế nào?
Trên cung hàm, trừ răng khôn mỗi chiếc răng đều có chức năng, nhiệm vụ và sự ảnh hưởng nhất định. Do vậy dù mất 1 răng hay mất nhiều răng đều sẽ làm sức khỏe, tính thẩm mỹ nụ cười bị ảnh hưởng rất lớn, bất kể là vị trí răng nào.
Tính thẩm mỹ
Trường hợp mất răng cửa sẽ khiến người bệnh rất xấu hổ và thiếu tự tin khi giao tiếp. Bởi răng cửa là vị trí rất dễ nhìn thấy, khi người bệnh cười, nói sẽ tạo ra một khoảng trống khá lớn trên khoang miệng.
Như vậy răng cửa bị mất sẽ khiến bệnh nhân trở nên ngại giao tiếp và có xu hướng né tránh đám đông, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công việc cũng như chất lượng cuộc sống.
Chức năng ăn nhai giảm sút
Mất răng hàm sẽ khiến lực nhai, khả năng nghiền nhỏ của hàm răng bị giảm sút, đặc biệt khi mất cả hai răng cối. Người không còn răng hàm sẽ gặp nhiều trở ngại khi ăn uống, làm hạn chế khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, đồng thời làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa như: Rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày thực quản,…
Sai lệch khớp cắn
Khi bị mất răng, thông thường hàm sẽ phải cố đẩy ra trước 1 chút để dùng các răng còn lại nghiền thức ăn. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới sai lệch khớp cắn.
Tiêu xương hàm
Khả năng duy trì mật độ xương phụ thuộc vào lực nhai tác động lên hàm răng từ đó tạo ra sự kích thích đến xương hàm xung quanh răng. Khi bị mất răng, hàm răng sẽ không còn sự kích thích và dần gây ra hiện tượng tiêu xương hàm.
Giải pháp hiệu quả cho tình trạng mất răng
Mất răng khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng đặc biệt chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ. Theo các bác sĩ NKQT Bạch Mai, khi bị mất răng bạn nên đến trực tiếp cơ sở nha khoa để thăm khám tùy từng trường hợp sẽ có phương pháp chỉ định phù hợp:
+ Trường hợp mất răng còn chân răng
Hàm giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp là kỹ thuật khắc phục răng bị mất cổ điển và lâu đời nhất. Thông thường phương pháp này phù hợp để chữa răng mất toàn hàm hoặc dùng cho người cao tuổi. Với kỹ thuật trồng răng tháo lắp, một hàm răng giả giống hàm răng tự nhiên sẽ được chế tác riêng cho từng bệnh nhân. Người bệnh chỉ việc đeo hàm vào miệng và sử dụng.
Làm cầu răng sứ
Làm cầu răng sứ là kỹ thuật sử dụng thân răng thật làm trụ, sau đó gắn mão răng giả bằng sứ lên trên thành các nhịp cầu.
Để thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ sẽ cần mài bớt men răng của 2 răng thật kế bên răng mất. Sau đó sẽ tạo 1 nhịp cầu 2 hoặc 3 răng để phục hình.
+ Trường hợp mất răng không còn chân
Cấy ghép răng Implant
Là kỹ thuật khắc phục răng mất lâu năm hiệu quả, hiện đại và tốt nhất hiện nay. Cấy ghép Implant sẽ dùng một trụ Titanium cắm vào xương hàm, sau đó thông qua khớp nối Abutment để phục hình mão răng sứ lên trên.
Implant là kỹ thuật duy nhất có thể ngăn chặn hiện tượng tiêu xương khi bị mất răng lâu ngày. Trụ Titanium sẽ liên tục kích thích giúp xương hàm phát triển, sản sinh.
Mất răng là điều không ai mong muốn hoặc đôi khi không thể lường trước được. Nếu không may răng bị mất bạn không nên chần chừ, hãy tới ngay các phòng khám nha khoa để được hỗ trợ trồng lại sớm nhất. Vui lòng liên hệ để được tư vấn trực tiếp và chuyên sâu nhất!
Nguyên nhân mất răng
Mất răng là hiện tượng xảy ra ở nhiều người, nhất là với người già. Theo thời gian hàm răng cũng sẽ không còn được chắc khỏe mà sẽ xuất hiện những hiện tượng như lung lay, sâu răng… dẫn đến mất răng. Có nhiều lý do dẫn đến mất răng trong đó có một số nguyên nhân phổ biến sau đây:
Thói quen chăm sóc răng miệng không tốt
Chăm sóc răng miệng không tốt là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng mất răng. Thực tế, vấn đề vệ sinh răng miệng nếu không được thực hiện khoa học, cẩn thận thì việc thức ăn sót lại trong kẽ răng là điều kiện lý tưởng dẫn đến bệnh sâu răng, viêm nha chu…. Tình trạng bệnh lý nếu không được khắc phục sớm sẽ khiến răng suy yếu, lâu dần dẫn đến mất răng.
Tai nạn, va đâp dẫn đến mất răng
Trong cuộc sống thường ngày rất khó tránh được các va chạm bất ngờ trong lúc chơi thể thao, tai nạn khi di chuyển hoặc khi làm việc. Khi có lực tác động, trường hợp nhẹ thì chỉ bị thương, chảy máu, sứt lợi. Nhưng nếu lực quá mạnh đôi khi có thể làm gãy răng, mất răng.
Mất răng có thể do di truyền
Yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân khá phổ biến gây ra bệnh mất răng. Nếu trong một gia đình có người bị mất răng thì thế hệ sau cũng dễ bị thiếu răng.
Tuổi tác ảnh hưởng đến mất răng
Càng về già thì chức năng nhai, cắn, nghiền nhỏ thức ăn của hàm răng sẽ dần bị suy giảm. Nguyên nhân một phần do lớp men răng dần bị bào mòn khi đã hoạt động trong thời gian.
Đồng thời tuổi càng cao, cấu trúc răng sẽ càng bị lão hóa khiến chân răng không còn chắc khỏe như ban đầu từ đó dẫn đến bệnh mất răng.
Mất răng ảnh hưởng như thế nào?
Trên cung hàm, trừ răng khôn mỗi chiếc răng đều có chức năng, nhiệm vụ và sự ảnh hưởng nhất định. Do vậy dù mất 1 răng hay mất nhiều răng đều sẽ làm sức khỏe, tính thẩm mỹ nụ cười bị ảnh hưởng rất lớn, bất kể là vị trí răng nào.
Tính thẩm mỹ
Trường hợp mất răng cửa sẽ khiến người bệnh rất xấu hổ và thiếu tự tin khi giao tiếp. Bởi răng cửa là vị trí rất dễ nhìn thấy, khi người bệnh cười, nói sẽ tạo ra một khoảng trống khá lớn trên khoang miệng.
Như vậy răng cửa bị mất sẽ khiến bệnh nhân trở nên ngại giao tiếp và có xu hướng né tránh đám đông, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công việc cũng như chất lượng cuộc sống.
Chức năng ăn nhai giảm sút
Mất răng hàm sẽ khiến lực nhai, khả năng nghiền nhỏ của hàm răng bị giảm sút, đặc biệt khi mất cả hai răng cối. Người không còn răng hàm sẽ gặp nhiều trở ngại khi ăn uống, làm hạn chế khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, đồng thời làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa như: Rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày thực quản,…
Sai lệch khớp cắn
Khi bị mất răng, thông thường hàm sẽ phải cố đẩy ra trước 1 chút để dùng các răng còn lại nghiền thức ăn. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới sai lệch khớp cắn.
Tiêu xương hàm
Khả năng duy trì mật độ xương phụ thuộc vào lực nhai tác động lên hàm răng từ đó tạo ra sự kích thích đến xương hàm xung quanh răng. Khi bị mất răng, hàm răng sẽ không còn sự kích thích và dần gây ra hiện tượng tiêu xương hàm.
Giải pháp hiệu quả cho tình trạng mất răng
Mất răng khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng đặc biệt chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ. Theo các bác sĩ NKQT Bạch Mai, khi bị mất răng bạn nên đến trực tiếp cơ sở nha khoa để thăm khám tùy từng trường hợp sẽ có phương pháp chỉ định phù hợp:
+ Trường hợp mất răng còn chân răng
Hàm giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp là kỹ thuật khắc phục răng bị mất cổ điển và lâu đời nhất. Thông thường phương pháp này phù hợp để chữa răng mất toàn hàm hoặc dùng cho người cao tuổi. Với kỹ thuật trồng răng tháo lắp, một hàm răng giả giống hàm răng tự nhiên sẽ được chế tác riêng cho từng bệnh nhân. Người bệnh chỉ việc đeo hàm vào miệng và sử dụng.
Làm cầu răng sứ
Làm cầu răng sứ là kỹ thuật sử dụng thân răng thật làm trụ, sau đó gắn mão răng giả bằng sứ lên trên thành các nhịp cầu.
Để thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ sẽ cần mài bớt men răng của 2 răng thật kế bên răng mất. Sau đó sẽ tạo 1 nhịp cầu 2 hoặc 3 răng để phục hình.
+ Trường hợp mất răng không còn chân
Cấy ghép răng Implant
Là kỹ thuật khắc phục răng mất lâu năm hiệu quả, hiện đại và tốt nhất hiện nay. Cấy ghép Implant sẽ dùng một trụ Titanium cắm vào xương hàm, sau đó thông qua khớp nối Abutment để phục hình mão răng sứ lên trên.
Implant là kỹ thuật duy nhất có thể ngăn chặn hiện tượng tiêu xương khi bị mất răng lâu ngày. Trụ Titanium sẽ liên tục kích thích giúp xương hàm phát triển, sản sinh.
Mất răng là điều không ai mong muốn hoặc đôi khi không thể lường trước được. Nếu không may răng bị mất bạn không nên chần chừ, hãy tới ngay các phòng khám nha khoa để được hỗ trợ trồng lại sớm nhất. Vui lòng liên hệ để được tư vấn trực tiếp và chuyên sâu nhất!
- Bình luận bằng Facebook
- Bình luận bằng tài khoản google+