SÂU RĂNG Ở TRẺ EM: NGĂN NGỪA VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ SÂU RĂNG CHO TRẺ?
Sức khỏe răng miệng của con trẻ là điều mà rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm. Bởi lẽ, tình trạng răng miệng của trẻ còn liên quan mật thiết đến vấn đề sức khỏe và thẩm mỹ về sau. Sâu răng là tình trạng phổ biến với trẻ, tuy nhiên vẫn có nhiều phụ huynh chưa nắm rõ.
Sâu răng là gì?
Sâu răng là tình trạng răng bị tổn thương do vi khuẩn trong khoang miệng sản sinh ra axit và tấn công men răng dẫn đến các lỗ sâu hình thành trên răng, gây đau, nhiễm trùng, thậm chí là mất răng.
Sâu răng là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở trẻ. Sâu răng không chỉ đơn thuần ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày mà còn tác động đến hệ tiêu hóa, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và tương lai của răng vĩnh viễn khi bé lớn lên.
Nguyên nhân gây ra sâu răng ở trẻ em
Sau khi ăn, vi khuẩn trong thức ăn còn sót lại trên răng, kết dính với nước bọt tạo thành mảng bám và phủ lên răng. Khi bé ăn, đặc biệt là những thức ăn từ tinh bột và đường sẽ kết hợp với mảng bám tạo ra acid, từ đó ăn mòn các chất vô cơ của men răng và ngà răng, gây ra sâu răng.
Nguyên nhân khiến sâu răng cao nhất chính là do thói quen ăn uống quá nhiều đường như bánh, kẹo, hoa quả ngọt, bú bình vào ban đêm…
Tác hại của sâu răng ở trẻ em
Có nhiều bậc cha mẹ cho rằng trẻ bị sâu răng sữa không có gì nghiêm trọng, vì trước sau gì thì răng sữa cũng sẽ bị mất đi và thay bằng răng vĩnh viễn, tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai, khi trẻ bị sâu răng sữa, nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ:
Có nhiều bậc cha mẹ cho rằng trẻ bị sâu răng sữa không có gì nghiêm trọng, vì trước sau gì thì răng sữa cũng sẽ bị mất đi và thay bằng răng vĩnh viễn, tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai, khi trẻ bị sâu răng sữa, nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ:
- Răng sữa bị sâu sẽ rụng sớm, khiến cho răng trưởng thành mọc lệch lạc và ảnh hưởng đến cấu trúc hàm răng của trẻ.
- Trẻ bị sâu răng sữa sẽ ảnh hưởng đến chức năng nhai, nghiền thức ăn và không tốt cho hệ tiêu hóa, khiến bé chậm phát triển.
- Ngoài ra, răng sữa cũng đóng vai trò trong việc giao tiếp của trẻ, giúp trẻ học phát âm chuẩn hơn trong quá trình học nói, nếu răng sữa bị sâu sẽ làm hạn chế sự phát triển về mặt ngôn ngữ của trẻ.
Cách điều trị sâu răng trẻ em
Tùy vào tình trạng răng mà ta sẽ có những cách xử lý thích hợp
Khi vết sâu răng còn mới
Để răng được tốt thì cách tốt nhất là phải phòng bệnh. Nếu răng sữa mới phát hiện sâu, cha mẹ cần đưa trẻ tới phòng khám nha khoa để điều trị. Thường bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp trám răng để ngăn chặn không cho sâu tiếp tục phát triển. Răng sữa của trẻ bị sâu nếu trám sớm sẽ giữ được đầy đủ răng trên hàm, đảm bảo cho quá trình tiêu hóa của trẻ hoạt động một cách có hiệu quả.
Khi vết sâu răng đã lớn
Khi vi khuẩn phát triển đến giai đoạn muộn, tạo thành lỗ sâu lớn trên răng của trẻ, thậm chí có thể ăn gần hết răng của trẻ, không nên vội vàng đến nha sĩ nhổ hết phần còn lại của chiếc răng sâu đó. Răng sữa nếu nhổ quá sớm, sẽ gây ảnh hưởng tới khung xương hàm và mất phương hướng cho răng vĩnh viễn mọc lên sau này.
Biện pháp điều trị tốt nhất là bảo tồn, giữ lại tới tuổi thay răng khi răng vĩnh viễn mọc lên thay thế. Cha mẹ hãy tham khảo kỹ ý kiến của Nha sĩ để có biện pháp điều trị tránh gây đau cho trẻ, đồng thời hạn chế các nguy cơ có hại sau này.
Phòng ngừa sâu răng ở trẻ và những lưu ý
- Phụ huynh nên tạo cho bé thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách ngay từ khi mọc răng sữa, đó là: chải răng 2 lần/ngày, mỗi lần ít nhất 2 phút.
- Lựa chọn và cho bé sử dụng bàn chải đánh răng vừa vặn, thoải mái để có thể chải được mọi bề mặt của răng.
- Lựa chọn và sử dụng loại kem đánh răng có lượng fluoride phù hợp với trẻ.
- Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để giúp ngăn chặn việc hình thành mảng bám ở các kẽ răng, giúp phòng ngừa sâu răng ở trẻ em.
- Tập cho bé thói quen uống nước sau mỗi bữa ăn.
- Kết hợp giữa vệ sinh răng miệng đúng cách và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Hạn chế cho bé ăn uống các loại thực phẩm có chứa nhiều đường, tinh bột vì đây là những loại thức ăn tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển và gây ra nhiều mảng bám hơn.
- Cho bé làm quen và duy trì những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe răng miệng như rau củ và trái cây, vì chúng có thể chuyển đổi nước bọt của bé thành chất khoáng, giúp hạn chế tình trạng mảng bám trên răng, phòng ngừa sâu răng ở trẻ em.
Để trẻ được lớn lên khỏe mạnh và tự tin, các bậc phụ huynh cần lưu ý phòng ngừa và điều trị sâu răng sớm cho con em mình. Để được tư vấn rõ hơn về các vấn đề sức khỏe và thẩm mỹ răng, liên hệ ngay với NKQT Bạch Mai nhé!
- Bình luận bằng Facebook
- Bình luận bằng tài khoản google+