TẨY TRẮNG RĂNG - NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
TẨY TRẮNG RĂNG LÀ GÌ?
Tẩy trắng răng là phương pháp làm thay đổi màu sắc của răng, giúp răng trắng sáng hơn ban đầu. Tuy nhiên, tẩy trắng răng có hại không, có làm mòn men răng không? Đây là thắc mắc chung của nhiều người khi muốn tìm đến phương pháp này để cải thiện tình trạng răng xỉn màu, thiếu tự tin trong giao tiếp. Trước khi tẩy trắng răng, cần tìm hiểu rõ tình trạng nhiễm màu của răng và có thể đáp ứng tốt với phương pháp nào.
KHI NÀO NÊN TẨY TRẮNG RĂNG?
Bản chất của phương pháp tẩy trắng răng là dùng các chất oxy hóa và năng lượng ánh sáng để tạo ra phản ứng oxy hóa làm cắt đứt các chuỗi phân tử màu trong ngà răng, làm răng trắng sáng hơn tình trạng ban đầu. Những trường hợp răng bị xỉn màu (không nhiễm Tetracyline) và đáp ứng các điều kiện sau đều có thể thực hiện tẩy trắng răng.
- Men răng bệnh nhân còn khỏe mạnh, không hoặc ít bị mài mòn.
- Tình trạng răng miệng bệnh nhân tốt, không có dấu hiệu bệnh lý.
- Những người trên 18 tuổi và cấu trúc xương hàm đã hoàn chỉnh, không có sự thay đổi.
- Những người không quá già và không mắc các bệnh mạn tính ảnh hưởng tới sức khỏe.
CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY NHIỄM MÀU RĂNG
Các nguyên nhân làm nhiễm màu sâu trong răng:
- Do sử dụng kháng sinh Tetracycline khi còn nhỏ hoặc phụ nữ mang thai sử dụng Tetracyclin, con sinh ra có thể bị nhiễm màu răng một phần hay toàn bộ. Nguồn nước sử dụng bị nhiễm Fluor hoặc sử dụng kem đánh răng có hàm lượng Flour quá cao Do tuổi tác, di truyền…
- Do đánh răng không đúng cách, không làm sạch được các mảng bám.
- Hút thuốc lá lâu năm
- Các thức ăn, đồ uống có màu như rượu vang, cà phê, trà, nước trái cây, sốt cà chua… Tẩy trắng răng ra đời đã giải quyết được nhu cầu của rất nhiều người, mong muốn cải thiện hàm răng ố màu để tăng tính thẩm mỹ và tự tin hơn trong giao tiếp. Hầu hết mọi người đều có thể tẩy trắng răng, tuy nhiên tẩy răng có tốt không, có cho hiệu quả cao không thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó quan trọng nhất là xác định được tình trạng ố màu của hàm răng nguyên nhân do đâu, mức độ có nghiêm trọng không và tiếp theo là lựa chọn được phương pháp tẩy trắng răng phù hợp với tình trạng của răng.
Có 2 phương pháp tẩy trắng răng phổ biến nhất hiện nay là đeo máng tẩy trắng răng thực hiện tại nhà và tẩy trắng răng tại cơ sở nha khoa. Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm và sự phù hợp với tình trạng ố màu của răng khác nhau.
Phương pháp đeo máng tẩy trắng răng tại nhà:
Bác sĩ sẽ lấy dấu răng và làm một máng tẩy vừa vặn với hàm răng của mỗi người. Máng răng này làm từ nhựa trong suốt, có tác dụng giữ thuốc tẩy răng và ngăn không cho nước bọt tràn vào. Máng được sử dụng cùng thuốc tẩy trắng có nồng độ thấp khoảng từ 10-15%.
Ưu điểm: Do thực hiện tại nhà, có thể chủ động thời gian đeo máng, chi phí thực hiện cũng khá thấp.
Nhược điểm: Chỉ tẩy trắng trong một số trường hợp răng nhiễm màu nhẹ như nhiễm màu do các tác nhân bên ngoài hoặc nhiễm màu do tuổi tác.
Phương pháp tẩy trắng răng tại phòng nha khoa:
Các bác sĩ sẽ đeo dụng cụ bảo vệ môi, nướu, bôi thuốc chống tê buốt, sau đó sử dụng thuốc tẩy có nồng độ khoảng 35-37% kết hợp với ánh sáng cường độ mạnh để thực hiện tẩy trắng.
Ưu điểm: Cho tác dụng nhanh chóng, hiệu quả cao ngay cả với những trường hợp răng bị nhiễm màu nặng, nhiễm màu do Tetracycline, do nhiễm Fluor,... giúp màu sắc rang trắng đều tự nhiên.
NHỮNG LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH TẨY TRẮNG
- Trước khi tẩy trắng, cần làm sạch cao răng, điều trị dứt điểm sâu răng, viêm nướu, nha chu, phục hồi các cổ răng bị mòn, chống ê buốt nếu răng quá nhạy cảm.
- Trường hợp răng nhiễm màu nặng, bạn có thể kết hợp cả 2 phương pháp tẩy tại phòng khám và đeo máng tại nhà để đạt hiệu quả như mong muốn.
- Trong quá trình tẩy trắng và sau đó 2 tuần, răng rất nhạy cảm do đó cần kiêng ăn các thức ăn sậm màu để tránh nguy cơ bị nhiễm màu trở lại.
- Khi uống các thức uống có màu nên dùng ống hút thay vì uống trực tiếp. Tránh uống nước hoặc ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, sẽ dễ gây ê buốt răng. Giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt, đánh răng thật kỹ sau khi ăn để duy trì sự trắng sáng của răng, hạn chế nguy cơ răng bị ố màu trở lại.
- Kết quả tẩy răng ở mỗi người sẽ khác nhau, độ trắng có thể giảm theo thời gian tuy nhiên vẫn sẽ trắng hơn màu răng ban đầu.
- Thuốc tẩy răng chỉ có tác dụng với răng thật mà không có tác dụng với răng sứ hoặc răng bằng các chất liệu khác.
Các phương pháp tẩy trắng răng không gây đau. Tuy nhiên, sau khi tẩy trắng răng vẫn có nhiều người cảm giác ê buốt, đặc biệt là những người có răng nhạy cảm, những triệu chứng này không nghiêm trọng và thường hết sau một vài ngày.
Tẩy trắng răng chỉ có hại nếu tùy ý mua và sử dụng thuốc tẩy bên ngoài mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.
Ngoài ra, nếu việc tẩy răng được thực hiện ở cơ sở nha khoa uy tín, cơ sở vật chất tốt, bác sĩ có chuyên môn và tay nghề, sử dụng thuốc tẩy răng chất lượng thì việc tẩy trắng răng rất an toàn, không làm ảnh hưởng đến men răng cũng như thay đổi cấu trúc răng. Với những cơ sở không đầy đủ trang thiết bị, bác sĩ không tư vấn rõ ràng, dẫn đến tình trạng làm bỏng nướu răng, viêm tủy…
Việc tẩy trắng răng tại nhà cũng cần sự hướng dẫn, giám sát của bác sĩ, việc sử dụng các thuốc tẩy kém chất lượng hoặc thực hiện không đúng kỹ thuật không những việc tẩy trắng răng kém hiệu quả, mà có thể gây các bệnh lý nghiêm trọng về răng miệng.
ĐỐI TƯỢNG NÀO KHÔNG NÊN TẨY TRẮNG RĂNG?
- Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú không nên tẩy trắng răng, vì thuốc dùng trong tẩy răng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
- Những người đang mắc các bệnh răng miệng như viêm nha chu, mòn cổ răng, hở chân răng, sâu răng cần điều trị dứt điểm trước khi tẩy trắng răng.
- Những người có tiền sử dị ứng hoặc có dấu hiệu dị ứng với thuốc tẩy răng thì không nên thực hiện tẩy trắng răng bằng thuốc mà nên tìm cách làm trắng răng bằng những phương pháp khác an toàn hơn với bản thân như dùng kem đánh răng hoặc làm trắng răng bằng nguyên liệu tự nhiên.
- Ngoài ra, trẻ em dưới 16 tuổi cũng không nên tẩy trắng răng, vì ở độ tuổi này, thuốc tẩy răng có thể gây kích thích tủy răng, làm răng trở nên nhạy cảm, tê buốt.
- Kiểm tra và tư vấn: Trước khi tiến hành tẩy trắng răng, nha sĩ sẽ kiểm tra tổng quát sức khoẻ răng miệng của bạn đồng thời đánh giá tình hình màu răng của bạn, bị ố vàng hay nhiễm màu và tư vấn cho bạn phương pháp tẩy trắng phù hợp, cùng mức độ màu sắc có thể đạt được sau khi tẩy trắng răng.
- Vệ sinh răng: Sau khi cạo vôi răng sạch sẽ, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dung để cách ly môi và nướu không bị tổn thương trong quá trình tẩy trắng
- Tẩy trắng: Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên biệt để đưa thuốc tẩy trắng lên bề mặt răng
- Chiếu đèn Laser: Sau khi thuốc tẩy trắng đã được đưa lên bề mặt răng, Nha sĩ sẽ tiến hành chiếu đèn Laser. Dưới tác động của ánh sáng Laser Whitening, thuốc tẩy trắng sẽ được kích thích, hoạt hóa thành các phân tử tẩy màu thấm sâu vào răng, giúp răng trắng dần từ ngoài vào trong. Quy trình chiếu đèn sẽ kéo dài khoảng 30 phút, tùy thuộc vào độ nhiễm màu của răng.
- Kết thúc quá trình: Sau khi kết thúc quá trình tẩy trắng, nha sĩ sẽ lau sạch thuốc, tháo dụng cụ bảo vệ nướu, môi. Sau đó, Bác sĩ sẽ đánh giá màu răng sau khi tẩy trắng răng
- Hướng dẫn chăm sóc: Hoàn thành quá trình tẩy trắng răng tại nha khoa, nha sĩ sẽ hướng dẫn phương pháp chăm sóc hàm răng một cách cẩn thẩn tại nhà để duy trì được màu sắc trắng sáng của men răng lâu nhất có thể, bao gồm việc đánh răng đều đặn mỗi ngày 2 lần và hạn chế thức ăn chứa phẩm màu.
- Bình luận bằng Facebook
- Bình luận bằng tài khoản google+